Herpes sinh dục

Herpes sinh dục là một bệnh rất dễ lây qua đường tình dục. Nguyên nhân là những chủng virus Herpes simplex. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước nhỏ ở da hoặc niêm mạc. Đặc trưng của bệnh là đau, ngứa và loét. Khi bệnh xảy ra ở bộ phận sinh dục thì gọi là herpes sinh dục, khi bệnh xảy ra ở miệng hoặc niêm mạc thì gọi là herpes miệng.

Đường lây truyền của bệnh chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn. Một phần nhỏ qua đường tiếp xúc da thông qua tiếp xúc vùng da nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh hầu như không có khả năng lây nhiễm qua dùng chung nhà vệ sinh, khăn tắm hoặc các vật dụng khác của người nhiễm vì virus sẽ chết rất nhanh khi ở ngoài cơ thể. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Ở Mỹ, theo thống kê khoảng 50 nghìn người đang bị nhiễm. Trong vòng 25 năm qua tỉ lệ mắc bệnh đã tăng khoảng 30%, đối tượng mắc chủ yếu là những người đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, tỉ lệ nam nữ ngang nhau. Ở Úc cứ 8 người thì có 1 người bị nhiễm HSV; trong đó 85% nhiễm HSV-2 và 20% HSV-1. Nữ giới nhiễm nhiều gấp hai lần nam giới và độ tuổi thường dao động từ 35-44.

Nguyên nhân gây bệnh

Có hai loại Virus Herpes Simplex (HSV) là tuýp 1 (HSV-1) và tuýp 2 (HSV-2). Trong đó HSV-1 gây bệnh ở môi, da, và niêm mạc được gọi là herpes môi, và HSV-2 lại gây bệnh ở đường sinh dục nên được gọi là herpes sinh dục. Theo Trung tâm Phòng chống bệnh Mỹ, khoảng 85- 90% các trường hợp herpes sinh dục là do HSV-2, còn lại khoảng 10-15% là do HSV-1. Khoảng 75% các trường hợp nhiễm virus mà không có triệu chứng, người ta thấy rằng khoảng 80% phụ nữ có kháng thể kháng HSV-2 không có tiền sử mắc bệnh lần nào. Đây chính là một nguồn lây bệnh chủ yếu cho cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay người ta có thể thấy HSV-1 cũng có thể xuất hiện ở sinh dục, hậu môn và ngược lại HSV-2 cũng có thể xuất hiện được ở da, môi, niêm mạc do thói quen quan hệ tình dục qua đường miệng và đường hậu môn.

Những người đã có miễn dịch với HSV-1 từ lúc còn nhỏ khi lớn lên có thể có miễn dịch phòng chống với HSV-2. Người ta thấy rằng khi bị phơi nhiễm với HSV-2, một người phụ nữ chưa có miễn dịch với HSV-1 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh khoảng 30% mỗi năm, trong khi đó những người đã có miễn dịch thì nguy cơ bị mắc bệnh là 10% mỗi năm.

Khi bệnh nhân nhiễm HSV, chúng di chuyển dọc theo sợi thần kinh từ nơi bị nhiễm và ngủ yên tại đó. Sau đó chúng kích hoạt trở lại và đi dọc theo sợi thần kinh ra bề mặt da và bệnh tái phát trở lại. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-26 ngày, nhưng trung bình là 4 ngày sau khi nhiễm.

Dấu hiệu và triệu chứng

Khoảng 80% bệnh nhân không biết mình bị nhiễm HSV vì bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng. Hoặc nếu có thì triệu chứng của bệnh cũng thay đổi theo từng người. Một số người thì triệu chứng rầm rộ, nhưng một số người khác thì chỉ thoáng qua khiến cho người bệnh không chú ý đến. Chính vì đặc điểm này mà ngày nay virus đang lây lan với tốc độ nhanh chóng

Ở thể điển hình, các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm herpes sinh dục có thể bao gồm:

Ở phụ nữ, vết loét có thể xuất hiện trong âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung.

Ở nam giới, vết loét có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, mông, hậu môn hoặc đùi hay bên trong niệu đạo.

Trong đợt bùng phát, người bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng giống cúm, như đau đầu, đau cơ và sốt, cũng như sưng hạch bạch huyết ở bẹn.

Các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát

Đặc điểm của bệnh là hay tái phát, theo ước tính trung bình trong một năm là 4-5 lần. Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây các đợt bùng phát, bao gồm:

Chẩn đoán herpes sinh dục cần phối hợp cả lâm sàng và cận lâm sàng vì những vết loét điển hình của herpes chỉ xuất hiện với một tỉ lệ rất nhỏ. Đặc biệt một số phụ nữ chỉ xuất hiện các tổn thương không điển hình như các vết trầy xước, nứt nẻ và ngứa.

Lâm sàng:

Các tổn thương hiển hình là các vết loét đau rát và ngứa

Cận lâm sàng:

Nuôi cấy xác định virus với bệnh phẩm lấy từ dịch của các nốt phỏng hay vết loét là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán nhiễm HSV. Thời gian nuôi cấy mất khoảng 2-3 ngày. Cần định type virus cụ thể vì điều này rất có ý nghĩa cho quá trình tiên lượng và tư vấn vấn cho người bệnh. Người ta thấy rằng nếu nhiễm HSV-2 thì tỉ lệ tái phát trong năm đầu là gấp 4 lần so với nhiễm HSV-1, sang năm thứ 2 đối với HSV-1 hầu như không còn tái phát thì HSV2 tỉ lệ tái phát chỉ giảm đi một phần. Tuy nhiên độ nhậy của test nuôi cấy virus giao động từ 30-90% phụ thuộc vào giai đoạn tổn thương và tình trạng bệnh mắc lần đầu hay tái phát. Virus có nồng độ cao nhất khi tổn thương đang trong giai đoạn bùng phát và nhiễm bệnh lần đầu.

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu cho từng type virus ( type-specific antibody assays). Những xét nghiệm này cho phép phát hiện kháng thể đặc hiệu đối với các kháng nguyên glycoprotein G-1 và G-2 của HSV. Đồng thời xét nghiệm này cũng cho phép phân biệt tình trạng bệnh là mới mắc lần đầu hay tái phát dựa trên hiệu giá kháng thể. Hiện nay FDA của Mỹ đã chấp nhận cho 3 loại xét nghiệm lưu hành có giá trị tốt trong chẩn đoán là: HerpeSelect HSV-1 và HSV-2 ELISA, HerpeSelect HSV-1 và HSV-2 Immunoblot, và Captia ELISA.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên virus hiện nay có nhiều. Tuy nhiên chúng không thể phân loại được type bệnh. PCR là một kit phát hiện kháng nguyên virus có độ nhạy cao gấp 1,5 đến 4 lần so với nuôi cấy virus. Xét nghiệm này đang ngày càng được áp dụng rộng rãi và có xu hướng thay thế cho nuôi cấy.

Ở người lớn khỏe mạnh, Herpes sinh dục nhìn chung không gây các biến chứng vĩnh viễn nghiêm trọng nào khác, ngoài các vết loét. Người có hệ thống miễn dịch yếu có thể bị các đợt bùng phát nặng và kéo dài hơn. Người mẹ có vết loét hở có thể truyền bệnh cho con khi đứa trẻ lọt qua đường âm đạo trong khi sinh. Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mù hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh. Bệnh hay gặp hơn ở trẻ khi người mẹ có đợt nhiễm Herpes hoạt động đầu tiên trong khi sinh.

Trong một số hiếm các trường hợp có thể viêm phổi, nhiễm trùng cơ hội, viêm gan hay viêm não và màng não do herpes.

Chưa có cách chữa khỏi Herpes sinh dục. Tuy nhiên, một số thuốc kê đơn dùng đường uống như Acyclovir (Zoviax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) có thể giúp vết loét liền sớm hơn và hạn chế tái phát. Nếu dùng hằng ngày, những thuốc này có thể làm giảm khả năng lây nhiễm cho bạn tình.

Nguyên tắc điều trị

1.Điều trị tại chỗ:

– Chống bội nhiễm : Thuốc tím pha loãng để rửa vết thương, hoặc bôi dung dịch màu ( Milian, Eosin 2%).
– Thuốc kháng virus tại chỗ: không có tác dụng.
– Chống chỉ định dùng corticoides tại chỗ.
2. Điều trị tòan thân :
– Nâng sức đề kháng : vitamin C liều cao.
– Kháng sinh tòan thân nếu có bội nhiễm.
A. Herpes sinh dục nguyên phát :

Có thể dùng một trong các thuốc như Acyclovir, Famciclovir hoặc Valacyclovir trong 7-10 ngày, có thể kéo dài hơn nữa nếu bệnh không khỏi.
-Acyclovir 400mg x 3 lần/ ngày x 7-10 ngày hoặc Acyclovir 200mg x 5 lần/ ngày x 7-10 ngày
-Famciclovir 250 mg x 2 lần / ngày x 7-10 ngày
-Valacyclovir 1g x 2 lần / ngày x 7- 10 ngày
B. Herpes sinh dục thứ phát :

Có thể dùng một trong các thuốc như Acyclovir, Famciclovir hoặc Valacyclovir trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn nữa nếu bệnh không khỏi
-Acyclovir 400mg x 3 lần/ ngày x 5 ngày hoặc Acyclovir 800mg x 2 lần/ ngày x 5 ngày hoặc Acyclovir 800mg x 3 lần/ ngày x 2 ngày
-Famciclovir 125 mg x 2 lần / ngày x 5 ngày hoặc Famciclovir 1g x 2 lần / ngày x 1 ngày
– Valacyclovir 500mg x 2 lần/ ngày x 3 ngày hoặc Valacyclovir 1g x 1 lần / ngày x 5 ngày.

C Phòng ngừa tái phát

– Acyclovir 400mg x 2 lần/ngày

– Famciclovir 250 mg x 2 lần/ngày

– Valacyclovir 500mg x 1 lần /ngày

Tác dụng của việc dùng dự phòng có thể phòng ngừa tái phát được trên 80%. Dùng liều hàng ngày

‘s.i.d’ means once a day; ‘b.i.d.’ means twice a day; ‘t.i.d.’ means three times a day

Phòng Herpes sinh dục cũng giống như phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs). Điều chủ yếu là tránh lây truyền HSV – bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong thời kì bùng phát. Nhiễm Herpes sinh dục có thể đồng nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, chlamydia, HIV, HBV, HCV….

Tự chăm sóc

Đang trong giai đoạn bùng phát bệnh cần:

Nên nhớ rằng virus có thể lây truyền ngay cả khi không có triệu chứng. Hãy đợi cho đến khi các vết loét liền hoàn toàn trước khi sinh hoạt tình dục trở lại và luôn luôn sử dụng bao cao su latex để giảm khả năng nhiễm cho bạn tình.

Ths.Bs Nguyễn Hoài Bắc

Phòng Khám Nam Học Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội

(2015-09-15)

(2015-01-13)

(2014-12-13)

(2014-11-26)