Gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong khi lành vết mổ cắt bao quy đầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có bằng chứng thuyết phục rằng nam giới cắt bao quy đầu giảm khoảng 60% nguy cơ nhiễm HIV ở nam giới, cũng như làm giảm đáng kể lây nhiễm herpes và u nhú sinh dục. WHO đã đưa ra khuyến cáo, nhấn mạnh rằng cắt bao quy đầu cho nam giới nên được coi là một sự can thiệp hiệu quả để phòng ngừa HIV ở các nước và khu vực có dịch bệnh lây truyền qua tình dục khác giới, HIV cao và tỷ lệ cắt bao quy đầu nam giới còn thấp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tiến hành một nghiên cứu về nam giới nhiễm HIV ở Uganda đã phát hiện ra rằng những người đàn ông cắt bao quy đầu làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình nữ bị nhiễm bệnh trong khi vết mổ của họ chưa lành. Nghiên cứu này đến ở giữa một chiến dịch quốc tế nhằm giảm sự lây lan của HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi, bằng cách cắt bao quy đầu của bốn phần năm những người đàn ông trong độ tuổi 15-49 ở miền nam và miền đông châu Phi – gần 29 triệu người. Các kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí PLoS Medicine, cho thấy rằng phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu có thể có hậu quả ngoài ý muốn.

Tiến sĩ Aaron Tobian, giáo sư bệnh học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, giải thích rằng có một thời gian cửa sổ một vài tuần sau khi cắt bao quy đầu mà trong thời gian đó những người đàn ông bị HIV phân tán virus nhiều hơn trước khi cắt, đồng nghĩa với tăng khả năng truyền virus cho đối tác nữ.

Nguy cơ lây nhiễm HIV có thể tăng mạnh trong vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Johns Hopkins Medicine và các Chương trình Khoa học Y tế Rakai ở Uganda đã quan sát 223 người đàn ông dương tính với HIV được cắt bao quy đầu.

Năm ml dung dịch muối đẳng trương được đổ lên các vị trí cắt bao quy đầu, gần cổ của dương vật và thử nghiệm để đánh giá HIV trong dịch rửa. Dung dịch nước muối đã được áp dụng trước phẫu thuật, trong quá trình cắt bao quy đầu và sau đó một lần một tuần trong 12 tuần sau.

Trong số 183 người tham gia, những người không dùng thuốc kháng virus tại thời điểm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Ít hơn 10% có HIV trước khi phẫu thuật, nhưng gần 30% có HIV 2 tuần sau khi cắt bao quy đầu. Khi vết thương lành lại, tỷ lệ giảm mạnh xuống dưới 3% sau 6 tuần và ít hơn 2% sau 12 tuần.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn sự gia tăng phát tán virus có dẫn đến nhiều trường hợp bị lây nhiễm HIV cho các đối tác không. Nhưng rõ ràng những người đàn ông nhiễm HIV tham gia vào quan hệ tình dục trước khi bao quy đầu lành vết thương có tỷ lệ lây truyền cao hơn cho các đối tác của họ, theo đồng tác giả: Tiến sĩ Ronald Gray.

Chương trình cắt bao quy đầu khuyên bệnh nhân phải kiêng quan hệ tình dục trong khi vết mổ của họ được chữa lành, nhưng theo đồng tác giả Tiến sĩ Godfrey Kigozi thuộc Chương trình Khoa học Y tế Rakai, đã báo cáo rằng hơn 30% nam giới được cắt bao quy đầu đã quan hệ tình dục với bạn tình nữ trong thời gian chữa bệnh.

Giải pháp: thuốc ARV làm giảm khoảng 90% nguy cơ phát tán của virus.

Các tác giả của nghiên cứu đề nghị một giải pháp hợp lý cho vấn đề này với các thuốc kháng Retrovirus. Tiến sĩ Tobian cho biết những người đang điều trị thuốc kháng virus làm giảm 90% nguy cơ phát tán của virus, do vậy rất hợp lý khi những người nhiễm HIV bắt đầu điều trị thuốc kháng virus tại thời điểm cắt bao quy đầu. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu thêm để tìm ra chính xác loại thuốc nào và thời gian bao lâu.

Bs. Bùi Vin (theo MedicalNewsToday)

(2016-12-31)

(2016-12-09)

(2016-11-22)

(2016-10-07)